Theo hãng thông tấn Kyodo, phát biểu của ông Hayashi Yoshimasa được đưa ra trong bối cảnh bê bối về giám sát chất lượng sản phẩm của ngành sản xuất ô tô - xe máy Nhật Bản tiếp tục lan rộng.
Động thái mới nhất là Toyota, Mazda tạm ngừng sản xuất một số mẫu xe, nhằm có thời gian củng cố và khắc phục những thiếu sót trong quy trình thử nghiệm.
Theo công bố, Toyota tạm thời ngừng sản xuất Corolla Fielder và Corolla Axio tại các nhà máy ở Miyagi và Iwate. Thời gian gián đoạn dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 28-6. Những công nhân bị ảnh hưởng bởi gián đoạn được điều động sản xuất các dòng xe khác.
Trong khi đó, Mazda ngừng sản xuất hai mẫu xe gồm: Mazda 2 1.5L và Roadster RF 1.5L, tại nhà máy Yamaguchi và Hiroshima. Việc nối lại sản xuất của hãng này hiện chưa thể xác định. Các công nhân của Mazda bị ảnh hưởng bởi việc đình chỉ sản xuất sẽ được lên kế hoạch tham gia các khóa đào tạo.
Ngoài Toyota, Mazda, Honda, Yamaha và Suzuki cũng thừa nhận những sai sót trong thủ tục đánh giá sản phẩm để xin cấp chứng nhận chất lượng phục vụ sản xuất hàng loạt.
Sự gián đoạn trong sản xuất phương tiện - một trụ cột quan trọng - đã khiến kinh tế Nhật Bản vốn đang khó khăn lại càng thêm trầm trọng. Quý đầu năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đã suy giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những nguyên nhân chính được xác định là sự gián đoạn sản xuất ô tô sau khi Daihatsu (thuộc Toyota) gặp bê bối dữ liệu, khiến việc sản xuất tại hàng loạt công ty thuộc ngành công nghiệp ô tô quan trọng của Nhật Bản phải tạm dừng. Ngay sau khi bê bối xuất hiện, doanh số ô tô mới của Nhật Bản tháng 1-2024 đã giảm tới 12,4% so với một năm trước đó, là lần giảm đầu tiên trong 17 tháng.
Daihatsu, cùng với Suzuki, là nhà cung cấp chính của dòng xe đô thị cỡ nhỏ "kei-car", vốn được người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng. Sự gián đoạn của 2 "ông lớn" khiến lượng tiêu thụ của loại xe này lao dốc. Hiệp hội Xe cơ giới và Xe máy hạng nhẹ Nhật Bản cho biết, doanh số 117.912 của xe loại này ghi nhận vào tháng 1-2024 là mức doanh số tháng thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thống kê vào năm 1999.
Theo Chánh Văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ tiếp tục điều tra bê bối của các nhà sản xuất phương tiện và sẽ tìm cách kiểm soát thiệt hại kinh tế phát sinh.
Mặc dù lạc quan rằng quy mô của đợt bê bối mới nhỏ hơn so với những gì xảy ra với Daihatsu vừa qua, quan chức nước này cũng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan của Nhật Bản phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu hậu quả mà nền kinh tế đất nước có thể phải gánh chịu.
Theo Hanoimoi
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD do bê bối gian lận kiểm tra an toànNhà sản xuất Daihatsu Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị thiệt hại tới 700 triệu USD do bê bối gian lận kiểm tra an toàn khi phải đóng cửa các nhà máy và đền bù cho hàng trăm đại lý và các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng." alt=""/>Nhật Bản tìm cách giảm thiểu hậu quả từ bê bối lĩnh vực sản xuất xeLĩnh vực ca nhạc đang hứng chịu những hậu quả của dịch bệnh. Erik là ca sĩ đầu tiên chấp nhận hủy show. Theo dự kiến, đêm nhạc của anh sẽ diễn ra vào tối 1/2 tại Đà Nẵng; nhưng phía Erik thông tin hủy vào phút chót nhằm đảm bảo sức khỏe của nghệ sĩ và cộng đồng.
Hưởng ứng khuyến cáo của Bộ VHTT&DL, phía Đức Phúc đồng ý hủy chương trình vào ngày 8 - 9/2 cho nhãn hàng tại Hà Nội theo đề nghị của BTC; Đàm Vĩnh Hưng dời buổi biểu diễn giao lưu với các phạm nhân tại Quảng Ninh; Thanh Hà hủy show trong tuần, dời toàn bộ lịch từ giữa đến hết tháng 2; Đan Trường hủy toàn bộ show diễn, “nghỉ xả hơi cả tháng”; NSƯT Tố Nga hủy 3 show trong một ngày; còn Quân A.P dời toàn bộ lịch diễn “cho đến khi nghe thông báo mới”…
Hai sự kiện âm nhạc lớn gồm liveshow Modern Talking & Sandra, đã chuẩn bị xong vẫn hoãn vô thời hạn; concert Chuyện tình có Khánh Ly, Hồng Nhung và Quang Dũng dự kiến diễn ra hai đêm 7 - 8/3 tại Hà Nội dời đến tận tháng 10.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Việt hầu như không có lịch phát hành sản phẩm trong thời gian có dịch.
Đến nay, trên địa bàn TP. HCM, có 4 sân khấu đóng cửa vì lo ngại dịch bệnh phức tạp. Sau khi diễn xong suất tối 2/2, NSND Hồng Vân đóng cửa hai sân khấu Phú Nhuận và Chợ Lớn, dự kiến đến ngày 14/2 mở lại nếu tình hình dịch bệnh khả quan. NSƯT Trịnh Kim Chi đóng cửa sân khấu kịch mang tên mình ở quận 6 (TP. HCM) trong thời gian dự kiến 2 tuần, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Gần đây nhất, đạo diễn Ngọc Hùng cũng thông tin tạm đóng cửa sân khấu Thế giới Trẻ trong thời gian dự kiến 2 tuần. Ông mong dịch bệnh sẽ sớm bị ngăn chặn để các sân khấu được hoạt động trở lại.
Hồng Vân đóng cửa 2 sân khấu dù tình hình kinh doanh đang khả quan, khởi sắc. |
Gần nhất, vợ chồng Trường Giang – Nhã Phương thông báo hủy tiệc tân niên vào tối 7/2 tại TP. HCM nhằm “đảm bảo không có sự việc đáng tiếc xảy ra”. Tương tự, nhiều sự kiện giải trí, khai trương, triển lãm… âm thầm dời lịch không thông báo.
Nghệ sĩ, bầu show thiệt hại
Trùng hợp, cả hai chương trình Modern Talking & Sandra và Chuyện tình chịu ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona đều cùng một đơn vị tổ chức. Ông Nguyễn Thùy Dương, trưởng BTC hai sự kiện, thừa nhận việc hủy/dời show đã khiến đơn vị chịu thiệt hại, toàn bộ vé bán ra phải được thu hồi với 100% giá trị.
Thông tin với VietNamNet, bầu Hoàng Tuấn cho hay Đan Trường hủy tổng cộng 12 show, mất 68 vé máy bay vì không hoàn trả được. Vì không đi diễn nên Đan Trường cũng không có thu nhập những show này, không được nhận lương. Nhân viên trong công ty chỉ được nhận lương cứng, không có tiền phụ cấp đi diễn.
Hủy show Modern Talking & Sandra, nhà tổ chức thiệt hại hàng tỷ đồng. |
Bầu Hồng Vân, Trịnh Kim Chi chung quan điểm rằng dù đóng cửa sân khấu là quyết định khó khăn nhưng không còn cách nào khác vì quá lo lắng dịch bệnh. Sau hai tuần, nếu tình hình không khả quan, các sân khấu này sẽ tiếp tục đóng cửa.
NSƯT Mỹ Uyên, Giám đốc điều hành sân khấu Nhà hát Nhỏ 5B, nói với VietNamNet rằng dù không đóng cửa rạp nhưng tác động của dịch bệnh là rất rõ. Kịch Tết đang khởi sắc, khán giả nô nức ra rạp xem kịch thì dịch bệnh bất ngờ diễn biến phức tạp. Rạp 5B có tổng cộng 180 ghế, nhưng mỗi suất gần đây cô chỉ bán được 50 – 60 vé, kịch kim là hơn 80 vé. Vì vài chục khán giả này mà NSƯT cố gắng diễn xong các suất đã bán vé dù hầu như bù lỗ mỗi ngày.
Tuần trước, Mỹ Uyên phải hủy một số suất diễn ngày Chủ Nhật (2/2), tuần này các suất diễn ngày 6 – 9/2 đều chưa bán được vé hoặc tiến độ đìu hiu (khoảng 5 – 10 vé/suất).
“Tôi biết các bạn lo chứ, vì không gian khán phòng rạp 5B khá nhỏ. Tôi luôn sát sao tình hình sức khỏe của các nhân viên, không ai có bất cứ biểu hiện gì mới dám diễn. Chúng tôi phát khẩu trang, cho khán giả rửa tay sát trùng trước khi vào rạp. Với khán giả, đầu năm mới họ đi xem phim, kịch, ca nhạc… để giải trí vì đó là thói quen rồi. Họ muốn xem thì tôi cũng không nỡ đóng cửa sân khấu nhưng tình hình đang tiến thoái lưỡng nan”, bà bầu cho biết.
Tận dụng thời gian ngưng hoạt động để nghỉ ngơi
Bệnh dịch là điều không ai mong muốn. Các nghệ sĩ, bầu show, nhà tổ chức tuy phải hủy/dời không ít kế hoạch, dự án, hoạt động văn hóa giải trí nhưng tâm lý không quá bi quan, tiêu cực khi hiểu đây là tình huống chung bất khả kháng.
Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và sức sáng tạo. Đan Trường thông báo vừa mếu máo vừa hài hước sáng 2/2: “Dù sao cũng còn chơi được mấy ngày Tết, dự định là nghỉ xả hơi cả tháng luôn. Mấy bạn nhân viên của mình bớt xài lại nhé vì chỉ còn lương cứng thôi không có tiền phụ diễn nữa nha mấy em”.
Đan Trường, Kaity Nguyễn, Kiều Trinh Xíu,… đều đăng ảnh đeo khẩu trang đi xem phim. Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ cũng chọn phương án đi du lịch. Gần đây, Trấn Thành cùng Trúc Nhân rủ nhau đi Hàn Quốc; vợ chồng Lý Hải – Minh Hà dẫn các con đi chơi xa; Văn Mai Hương cùng bạn trai đi du lịch đón năm mới tại Sydney, Úc;… Dĩ nhiên, không ai thiếu chiếc khẩu trang trên mặt.
Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục tận hưởng thời gian nghỉ ngơi như kế hoạch ấn định vào trước thời gian có thông tin dịch bệnh.
Công việc đình trệ, Đinh Hiền Anh nói muốn dành thời gian này để ở nhà chăm lo cho gia đình. Tương tự, ca sĩ Anh Thơ “coi như được nghỉ Tết thêm một tuần” một cách lạc quan, dành thời gian chăm sóc con.
Cẩm Lan
Hệ thống CGV tại Hàn Quốc tạm thời đóng cửa 1 số rạp chiếu vì có khán giả nhiễm vi rút corona từng tới xem.
" alt=""/>Showbiz Việt và khoảng lặng đầu năm vì dịch coronaCứ đến trung tuần tháng 10 là tôi lại thấp thỏm suy nghĩ xem sẽ tặng quà gì cho cô giáo của con.
Kể cũng lạ, cùng là phụ nữ nhưng cứ đến ngày lễ của mình, các bà mẹ lại xăm xăm tìm cách mang niềm vui cho những phụ nữ khác. Tôi tặng quà cho cô giáo với mục đích gì? Câu trả lời chỉ có một, là thể hiện tình cảm yêu mến với cô giáo và mong muốn cô sẽ dành sự yêu mến ngược lại cho con mình.
Hình ảnh mang tính chất minh họa |
Khi con đi học mẫu giáo, tôi có rất nhiều sự lo lắng: lo con không chịu ăn sẽ bị đói, lo con tè dầm mà cô không để ý sẽ bị lạnh, lo con sẽ khó ngủ nếu không được ai vỗ nhè nhẹ vào lưng….
Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, muốn cô giáo quan tâm đến con mình thì mình phải quan tâm đến cô. Sự quan tâm này được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó việc tặng quà nhân ngày lễ, tết thì không thể thiếu.
Khi con học tiểu học, tôi không còn lo lắng chuyện ăn, ngủ, chuyện vệ sinh nữa vì con đã lớn, có thể tự chăm sóc bản thân. Nhưng lúc này lại càng lo hơn vì con vừa bước vào lớp 1, còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm với việc viết chữ, học vần, làm toán. Cả ngày con học ở trường, thời gian tiếp xúc với cô giáo còn nhiều hơn với mẹ. Nếu con được cô quan tâm, chỉ bảo tận tình thì sẽ tốt biết bao… Bởi thế, càng cần phải quan tâm đến cô giáo nhiều hơn để cô có thiện cảm với mình, từ đó sẽ chú ý đến con nhiều hơn.
Thể hiện sự quan tâm đến cô giáo như thế nào để “đẹp cả đôi đường” cũng không phải chuyện dễ. Tôi đã từng tham khảo ý kiến của nhiều phụ huynh. Có người bảo nên tặng quà là hiện vật thì sẽ lịch sự hơn, thể hiện được sự chu đáo, nhiệt tình của mình. Tùy theo khả năng tài chính của mình, có thể tặng cô nước hoa, mỹ phẩm, quần áo hay đồ dùng gia đình… Khi chọn quà tặng phải chọn đồ “xịn”, phù hợp với vóc dáng, da dẻ, tuổi tác, phong cách của cô giáo nên cũng khá phức tạp và cần nhiều công phu hơn.
Cũng có người lại khẳng định tặng quà cho cô bằng “phong bì” là hay nhất, vì tiện lợi cho người tặng, còn người nhận thì sẽ tự chọn cho mình những món đồ hợp ý. Còn tặng cô bó hoa tươi thắm tuy gây ấn tượng về hình thức nhưng bây giờ giá một bó hoa đẹp không hề rẻ mà lại chỉ đôi ba ngày là hoa tàn. Tặng nhiều hoa cô cũng chẳng có chỗ mà để, nhiều người phải mang cho hàng xóm.
Tôi chỉ là một người lao động có thu nhập trung bình, cũng không sành việc chọn quà tặng như quần áo, mỹ phẩm nên thường chọn cách tặng “phong bì” cùng một tấm thiệp chúc mừng thật đẹp. Tôi cũng nghĩ rằng, dù mua quà gì tặng cô thì cũng phải dùng tiền, nếu mua những món đồ không phù hợp, không được người nhận sử dụng thì sẽ rất vô duyên, ý nghĩa của việc tặng quà sẽ thành công cốc.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là từ lần đầu tiên tặng quà cho cô giáo đến nay tôi chưa phải nhận sự từ chối nào. Có lẽ việc tặng quà và nhận quà trong những ngày lễ đã trở thành một luật bất thành văn. Mới đây một người bạn có con học lớp 1 đã sốt sắng hỏi tôi kinh nghiệm ứng xử với cô giáo trong những dịp lễ, tết. Cô ấy bảo rằng, mẫu giáo và tiểu học là hai cấp học khác nhau nên cần tham khảo ý kiến của nhiều người để chọn hình thức tặng quà có ý nghĩa nhất.
Tuy không rõ khi bố mẹ thể hiện sự quan tâm tới cô giáo, các con có nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cô hay không nhưng tôi cũng như hầu hết phụ huynh đều tự nguyện làm điều này. Có lần vì bận đi công tác, tôi đã quên không chuẩn bị quà tặng cho cô giáo trong ngày 20-10 và đã cảm thấy rất áy náy. Khi gặp cô giáo cũng cảm thấy có chút ngại ngần.
Năm nay, khi ngày 20-10 đang gần kề, tôi lại bàn với chồng nên tặng quà cho cô giáo theo hình thức nào. Con trai lớn học tiểu học nên chỉ cần tặng quà cho cô giáo chủ nhiệm, còn đứa bé đang học mẫu giáo thì có tới 3 cô giáo dạy một lớp.
Đành rằng việc tặng quà cho cô giáo xuất phát từ sự tự nguyện của phụ huynh, song việc tặng quà gì, giá trị món quà thế nào cũng khiến tôi cảm thấy “đau đầu” bởi số tiền phải chi cũng không nhỏ. Có lẽ vì thế, ngày 20/10 không còn được tôi háo hức mong chờ như trước đây nữa.
Quyên Đỗ
" alt=""/>Vì sao phụ nữ 40 không háo hức ngày 20/10?